Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img

Đại khoa họ Đặng ở Cự Đình: Sống vì khoa danh, chết vì việc nước

Khai khoa họ Đặng ở Cự Đình

Đó là Tiến sĩ Đặng Văn Khải – người để lại dấu ấn đậm nét trong lần làm Phó sứ sang nhà Thanh năm Mậu Tý (1828), tuy nhiên sau chuyến đi sứ ấy, ông bị cách chức vì cho là phạm lỗi.

Là nhà khoa bảng tài năng nhưng có lẽ không gặp thời, cái chết của ông trong chuyến đi chuộc tội đã phần nào nói lên sự bạc bẽo của triều đình đối với vị quan xuất thân khoa bảng.

Theo một số nguồn sử liệu, Đặng Văn Khải (1794 – 1831) người làng Cự Đà, xã Lộng Đình, tổng Đại Từ, huyện Văn Giang, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Cự Đình – Việt Hưng, Văn Lâm, Hưng Yên), thuộc đời thứ 9 của dòng họ khoa bảng họ Đặng thôn Cự Đình.

Theo gia phả họ Đặng thôn Cự Đình, dòng họ Đặng ở đây sống bằng nghề nông nhưng có chí học tập thành danh. Trải 7 đời phấn đấu, đến đời thứ 7 mới có người nổi tiếng khắp vùng về học rộng, tài cao, được mời vào Hội Tư văn, được vua ban tặng tước Phái đình hầu, Trung đẳng phúc thần – Đặng Duy Chiểu (Thiều).

Ngôi nhà thờ do vua cho xây từ thời Lê trung tưng, trùng tu năm Duy Tân 8 (1914) tại địa phương vẫn được hương khói. Năm 2016, tỉnh Hưng Yên đã xếp hạng cho cụm di tích nhà thờ Tổ họ Đặng và đền thờ Phái đình hầu.

Sang đời thứ 9 và thứ 10, dòng họ có 2 người đỗ đại khoa, trong đó nổi bật nhất là Đặng Văn Khải. Trong khoa thi Hội năm Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh thứ 7 (1826), Đặng Văn Khải đỗ Tiến sĩ (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân). Sau lễ vinh quy bái tổ, ông được vua bổ chức Hàn lâm viện Biên tu.

Trong văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi này ghi rõ: Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825), Hội nguyên, người xã Lộng Đình, huyện Văn Giang, phủ Thuận An, trấn Bắc Ninh, sinh năm Giáp Dần, thi đỗ năm 33 tuổi.

Khoa thi này, triều đình lấy 10 người đỗ, trong đó có những người nổi tiếng như Hoàng Tế Mỹ (đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân), Phan Thanh Giản và Vũ Tông Phan (đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân)…

Sau khi thi đỗ 2 năm, Đặng Văn Khải được cử đi sứ sang Trung Quốc vào tháng 11 năm Mậu Tý (1828). Việc này được sách “Đại Nam thực lục” chép: Sai sứ sang nước Thanh (nộp hai lễ cống năm Đinh Hợi và năm Kỷ Sửu).

Lấy Hiệp trấn Hưng Hóa là Nguyễn Trọng Vũ làm Hữu Thị lang Công bộ sung chức Chánh sứ, Lang trung Lại bộ là Nguyễn Đình Tân làm Thiếu thiêm sự Thiêm sự phủ, Viên ngoại lang Lễ bộ là Đặng Văn Khải làm Thái thường tự Thiếu khanh sung Giáp phó sứ và Ất phó sứ.

Bài viết liên quan

Kết nối

0FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất