Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
spot_img

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ GIÁO SƯ ĐẶNG VĂN CHÍ TỪNG TÌM RA “BÍ MẬT” CỦA TẾ BÀO UNG THƯ

Giáo sư Đặng Văn Chí, hiện là Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu ung thư Ludwig (Mỹ), được biết đến là nhà khoa học nghiên cứu về ung thư và nhà huyết học-ung thư học nổi tiếng toàn cầu. Những công trình của ông tập trung vào các tế bào ung thư và di truyền, đặc biệt là cách mà tế bào ung thư sử dụng năng lượng.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của GS Đặng Văn Chí đã mở ra những thông tin giá trị về chức năng của MYC, một gen liên quan đến nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Bằng cách thiết lập mối liên hệ cơ học đầu tiên giữa MYC và chuyển hóa năng lượng tế bào, những nghiên cứu này đóng góp vào khái niệm biến đổi gen, lập trình lại việc sử dụng năng lượng của các khối u và đưa tế bào ung thư đến các nguồn nhiên liệu cụ thể mà chúng đang sử dụng. Đóng góp của ông với nghiên cứu tổng thể, đã giúp thiết lập khái niệm gen MYC như một chất điều hòa trung tâm của sự tăng sinh tế bào và chuyển hóa tế bào.

MYC là một kiểu gen ung thư rất đặc biệt. Nó làm xáo trộn các chu kỳ dao động bình thường của điều hòa phân tử trên trong tế bào, và trực tiếp đưa quá trình tổng hợp protein vào trạng thái bất thường, liên tục thúc đẩy sự phát triển của khối u. Điều này đưa đến một loại thuốc tiềm năng – mục tiêu mà các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Trẻ em Texas (Mỹ) đã và đang nghiên cứu.

Sinh ra TPHCM năm 1954, GS Đặng Văn Chí lớn lên trong một gia đình có 9 anh chị em. Cha ông là Đặng Văn Chiếu – bác sĩ phẫu thuật thần kinh đầu tiên của Việt Nam và từng là trưởng khoa của Trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Sau khi tới Mỹ năm 1967, ông hoàn thành bằng cử nhân Hóa học tại Đại học Michigan năm 1975, lấy bằng tiến sĩ hóa học tại Đại học Georgetown năm 1978, và thêm một bằng tiến sĩ nữa tại Đại học Johns Hopkin vào năm 1982. Ở Đại học California, bang San Francisco, ông hoàn thành luận án nghiên cứu sinh về huyết học-ung thư và làm quen với gen MYC, loại gen đóng vai trò quan trọng trong các công trình y học của ông sau này.

Sau một thời gian làm giảng viên tại Đại học Johns Hopkins, GS Đặng Văn Chí trở thành Phó Trưởng khoa nghiên cứu và Giám đốc Viện kỹ thuật tế bào của trường này (năm 2021, Johns Hopkins xếp thứ 12 thế giới trong danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới).

Chuyện ít biết về Giáo sư gốc Việt từng tìm ra bí mật của tế bào ung thư - 2
Giáo sư Đặng Văn Chí sau buổi thuyết trình khai mạc chương trình tiến sĩ của Đại học Pavia, Italy hồi tháng 12/2017 (Ảnh: Università di Pavia).

Từ năm 2002 đến năm 2003, ông là Chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu lâm sàng Mỹ. Trong phát biểu nhậm chức năm 2003, ông nói: “Tôi muốn nhắc nhở tất cả chúng ta về sức mạnh của chữa trị. Dù là trong phòng thí nghiệm, cạnh lồng chăm sóc, giường bệnh hay máy tính, chúng ta với tư cách là những bác sĩ, đều có khả năng chữa trị”. Năm 2006, ông trở thành thành viên của Học viện Y khoa Quốc gia Mỹ.

Năm 2011, Đặng Văn Chí làm việc tại Trung tâm Ung thư Abramson tại Đại học Pennsylvania, và rồi trở thành giám đốc Trung tâm này. Cùng thời điểm đó, ông được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học & Nghệ thuật Mỹ (được các nhà lãnh đạo Cách mạng Mỹ thành lập vào năm 1780, một trong tổ chức lâu đời và có tầm ảnh hưởng xã hội nhất quốc gia này).

Vào năm 2017, Giáo sư Đặng Văn Chí nhận chức Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig – nơi tập trung những nhà nghiên cứu quốc tế với mục tiêu ngăn ngừa và kiểm soát ung thư, với 6 trung tâm trải khắp nước Mỹ và 2 văn phòng đại diện tại châu Âu. Đây cũng là nơi Giáo sư Chí là người trực tiếp giám sát việc thực hiện chiến lược khoa học nhằm thúc đẩy phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị ung thư. Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm làm giáo sư của “Chương trình nghiên cứu về tế bào ung thư và phân tử” tại Viện Wistar.

Chuyện ít biết về Giáo sư gốc Việt từng tìm ra bí mật của tế bào ung thư - 3
Giáo sư Đặng Văn Chí tại phòng làm việc của ông (Ảnh: Wistar Institute).

Năm 2018, ông trở thành Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu ung thư, ấn phẩm khoa học được xét duyệt 2 tuần một lần bởi Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ.

Tháng 7/2019, với tư cách Trưởng cố vấn khoa học cho Quỹ Grey (tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục và phát triển), Giáo sư Đặng Văn Chí giám sát một dự án tài trợ 25 triệu USD của quỹ này cho phương pháp tiếp cận mới nhằm phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư vú (BRCA).

Gần đây, ông tập trung vào lĩnh vực sinh học tuần hoàn, nghiên cứu sâu cách động vật và tế bào của chúng hoạt động theo chu kỳ ngày-đêm, vòng lặp ăn uống ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình trao đổi chất. Nghiên cứu này có thể dẫn đến việc tối ưu hóa các liệu pháp gây ảnh hưởng hoặc sử dụng sự trao đổi chất. “Chúng tôi có thể can thiệp vào chức năng gan một cách đơn giản chỉ bằng việc xác định thời gian dùng cho những loại thuốc đó”, ông từng nói.

Đầu năm 2022, Giáo sư Đặng Văn Chí trở về Việt Nam để tham gia các sự kiện trong khuôn khổ Tuần lễ khoa học VinFuture, với tâm điểm là Giải thưởng VinFuture mà ông là thành viên Hội đồng Giải thưởng. Vào sáng ngày 18/1, Giáo sư Đặng Văn Chí cùng các nhà khoa học nổi tiếng thế giới đã tham gia buổi giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo của Giải thưởng này.

Bài viết liên quan

Kết nối

0FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất