Giáo sư Đặng Văn Ngữ là ai? Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp
Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4 tháng 4 năm 1910 tại làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế trực thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế trong một gia đình nhà Nho, sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Thuở nhỏ ông được gia đình cho theo học tiểu học ở Vinh, trung học ở Huế sau đó học tiếp tại Hà Nội. Năm 20 tuổi ông đỗ tú tài và nhận được học bổng theo học tại trường Y – Dược thuộc đại học Đông Dương.
Đến năm 1937, sau khi tốt nghiệp, ông đã trở thành trợ lý cho giáo sư, bác sĩ người Pháp là Henry Galliard, chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương. Đến năm 1942 ông được giữ chức trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng đặc biệt, cũng trong thời gian này ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng.
Những dấu mốc quan trọng gắn liền với cuộc đời ông:
- Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản, hai năm sau đó ông trở thành trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản.
- Năm 1949 ông quay trở về Việt Nam tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và có nhiều đóng góp to lớn. Đặc biệt, tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công thuốc Penicillin giúp điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn cho chiến sĩ, quân nhân.
- Trong năm 1949 ông trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa.
- Đến năm 1955 ông sáng lập ra Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam đồng thời đảm nhận chức Viện trưởng.
- Từ năm 1955 – 1967 ông tập trung nghiên cứu vacxin phòng chống và điều trị bệnh sốt rét.
- Đến ngày 1 tháng 4 năm 1967 không hy sinh trong một trận ném bom B52 của Mỹ trên dãy Trường Sơn thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế. Khi ấy ông vẫn đang say sưa nghiên cứu thuốc trị sốt rét.
Các công trình nghiên cứu khoa học trong sự nghiệp y học
Trong cuộc đời hành nghề Y học, giáo sư Đặng Văn Ngữ đã để lại 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả khắp Châu Á và trên thế giới. Điển hình như:
- Vào năm 1936, ông đã nghiên cứu và phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy.
- Đến năm 1938 ông cũng tìm được chu trình tiến hóa của loài này bằng thực nghiệm ở loài Bithynia chaperi và B.longicornis và được giáo sư Nhật Bản nhận xét là nhà nấm học giỏi của châu Á.
- Trong quá trình nghiên cứu ký sinh trùng, loài muỗi ông đã phát hiện giống Piedra hortai ở Việt Nam, trong khi người Pháp nghĩ rằng chỉ có ở châu Phi.
- Năm 1942 ông phát hiện ra một giống Eurytrema tonkinensis mới ở tụy trâu bò.
- Năm 1943 nghiên cứu về đặc điểm tiến hóa của D.mansoni và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch để chẩn đoán.
- Năm 1945 xác định công thức kháng nguyên Salmonella.
- Trong năm 1947 – 1948, tại Quân Y viện 406 của Mỹ ở Nhật Bản, ông đã tham gia nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học.
- Cũng trong năm 1947 ông xác định loại nấm có tính kháng sinh cao.
- Khi hoạt động tại Việt Nam ông đã sản xuất được “nước lọc Penicillin” giúp hơn 80% thương binh Việt Nam không phải cưa tay, chân, giảm thiểu tình trạng tử vong.
- Năm 1951 ông nghiên cứu tăng gia men, nước bột ngô ngâm và nghiên cứu kháng sinh của một số thảo mộc.
- Từ năm 1955 – 1967 ông tập trung nghiên cứu vacxin phòng chống bệnh sốt rét nhưng chưa thành công thì ông đã qua đời.
Có thể nói, quá trình cống hiến sức lực, trí tuệ của ông cho nên y học Việt tuy không dài nhưng để lại rất nhiều công trình khoa học nổi tiếng, đóng vai trò quan trọng trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, được nhân dân Việt Nam khắc sâu, ghi nhớ ngàn đời nay.
Những thành tựu đạt được của Giáo sư Đặng Văn Ngữ
- Đặng Văn Ngữ được công nhận là nhà giáo sư đầu ngành nghiên cứu ký sinh trùng.
- Năm 1955, bác sĩ Đặng Văn Ngữ trở thành một trong 45 vị giáo sư đầu tiên của Việt Nam và được Bác Hồ ký quyết định phong tặng, được đề cử làm Giáo sư Trường Y – Dược khoa đại học.
- Năm 1967, được truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động, liệt sỹ.
- Ông là một trong 12 nhà khoa học y dược đầu tiên của nước ta được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh lần thứ nhất 10/9/1996.
- Ngày nay tên của ông được đặt cho nhiều trường học, các tuyến đường, phố tại Hà Hội, TPHCM, Quảng Bình,…
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về sản xuất “nước lọc Penicillin” trong điều trị vết thương và điều tra, nghiên cứu về vacxin phòng chống sốt rét ở Việt Nam.
Bác sĩ Đặng Văn Ngữ – Quan điểm sống và những phẩm chất đáng quý
Giáo sư Đặng Văng Ngữ luôn mong muốn được cống hiến hết mình cho tổ quốc, không màng đến vinh hoa phú quý, lợi lộc. Với ông, được phục vụ tổ quốc, nhân dân, cứu người là niềm hạnh phúc lớn nhất. Đây cũng chính là kim chỉ nam sống của người thầy thuốc tài năng bạc mệnh này.
Trong những tháng ngày nghiên cứu vacxin chữa trị bệnh sốt rét ông quan niệm: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”.
Qua đó có thể thấy được tình yêu nước sâu đậm, trách nhiệm và đam mê với nghề Y của giáo sư Đặng Văn Ngữ. Một người thầy thuốc không quản gian khó, mệt nhọc, kể cả khi vào rừng sâu, ngõ hẻm, hang cọp hay là thức thâu đêm,… ông vẫn miệt mài nghiên cứu mang hết tâm sức, trí tuệ để có thể tìm ra loại vacxin sớm nhất.
Qua đây chúng ta cũng nên trau dồi và học hỏi những phẩm chất đáng quý của vị giáo sư tài năng Đặng Văn Ngữ: Đó là, tinh thần sáng tạo, đam mê làm việc, luôn sống trong sạch, liêm khiết hết mình vì nghề nghiệp, tổ quốc. Đặc biệt, ông luôn giữ cho mình được cái tâm, cái đức vốn có của của người thầy thuốc Việt.
Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của vị giáo sư Đặng Văn Ngữ sẽ giúp quý độc giả hiểu sâu hơn về nền Y học Việt Nam nói chung. Đồng thời thêm một lần ghi nhớ, khắc sâu về hình ảnh những người anh hùng, nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc ta.
(Theo Tạp chí Đông Y)